Vagabond: Chuyên-viên
Chuyên viên và chủ doanh
specialist và owner
Chap 2 của series “khủng hoảng sự công nhận”
(và như mọi khi, ý kiến cá nhân, đọc chơi giải trí)
Ngồi ngẫm nghĩ thì tôi thấy để giàu thì chúng ta có 2 path chính là: làm chuyên viên (specialist) hoặc tự làm chủ (owner).
1 . Chuyên-viên:
Chuyên viên ở đây là người ăn lương. Làm chủ thì là…tự làm chủ. Phân ra thế cho dễ phân biệt meta game chứ owner thường là specialist và khi specialist đủ lông đủ cánh mà thấy ngon ăn thì cũng sẽ tự bung ra làm owner.
Chuyên viên (specialist) là người với kỹ năng đỉnh cao có thể giúp owner giải quyết những cơn đau đầu rất vkl.
Các ví dụ về chuyên viên trong xã hội.
Giang hồ đi đòi nợ, cung cấp dịch vụ bảo kê, và giải quyết những sự vụ ngầm trời ơi đất hỡi. Nghe hơi đùa chứ thực ra thì cá nhân tôi coi đây là một profession (tạm dịch là “nghề”) rất phức tạp và đòi hỏi chuyên môn “đời” cùng khả năng giải quyết (execute) rất xịn. Có cái là khái niệm “giang hồ, anh chị” bị media nó bẻ cong thành hình ảnh xăm trổ nhậu nhẹt ồn ào chứ dân thứ thiệt thì im lặng kín tiếng nhã nhặn và ngại thể hiện show off lắm.
Thầy giáo. Thầy thuốc. Bác sỹ. Thông dịch viên. Thợ xây. Designer. Coder….
Ở tất cả mọi nghề thì ta đều có thể làm chuyên viên. Cơ mà không phải cứ làm nghề thì sẽ làm chuyên viên, mà có thể là feng chỉ dừng ở vị trí gia công với những nhiệm vụ đơn điệu bánh răng mang tính lập đi lập lại (autonomous), hình như tiếng anh hay tiếng việt có từ cho bộ phận này mà tôi quên rồi, thôi tôi tạm gọi là người gia công auto.
Chuyên viên thì giải quyết vấn đề ở mức tổng thể, khái quát, scale to hơn và dĩ nhiên phức tạp và khó nhằn hơn. Họ phải deal với bất định (uncertainty), hỗn loạn cao hơn.
Gia công auto thì đời đơn giản hơn. Làm task lập đi lập lại là chính.
Thế nên chuyên viên cần nhiều skill hơn, chịu stress cao hơn, tuy nhiên phần thưởng sẽ cao hơn và kinh nghiệm cùng nhiều món quà ẩn khác (network xịn hơn, có access với nhiều info — insight xịn hơn, access tới nhiều cơ hội — tiềm năng hơn).
Gia công auto thì nhẹ đầu khi làm nhưng lại đau đầu với những vấn đề khác về cuộc sống. Lương bèo, khả năng thăng tiến thấp (tài méo đâu, kinh nghiệm méo đâu mà đòi lên cao). Khả năng tiếp cận với những nguồn lực ẩn cũng thấp hơn.
Thường thì khi ta mới ra đời thì ta sẽ làm những khâu gia công auto vặt vãnh trước. Rồi sau khi làm mấy cái nhỏ lẻ vặt vãnh đó mà feng chứng minh được sự xuất sắc thì cấp trên sẽ cất nhắc làm nhiệm vụ khâu khác. Rành nhiều cái vặt vãnh rồi thì tự nhiên nhìn được tổng thể rồi lâu ngày lên làm chuyên viên. Nghe thì đơn giản nhưng thực ra sự đời rất phức tạp. Feng phải có biểu hiện xuất sắc với những task rất chán, rất hãm loz thì MAY RA mới được cấp trên để ý.
Các yếu tố ngoại cảnh ảnh hưởng đến việc làm chuyên viên.
Môi trường làm việc. Vô công ty nhỏ phải ôm nhiều khâu, deal nhiều bất định với meta tương hỗ phức tạp (complicated interaction), khổ quá mà qua được, biết nhiều, làm chuyên viên.
Vô công ty lớn, mọi thứ đã được sắp xếp rõ ràng, vô làm bánh răng gia công khâu nhỏ lẻ + bonus sếp hãm không biết (không thèm, bơ, cướp công) công nhận — trả thưởng xứng đáng biểu hiện tốt của feng thì feng sẽ bị ám mà không lên được.
Số. lol, nghe thì hơi mắc cười nhưng nó là thế. Có vài đứa số sướng được THẦY dạy nuôi hướng dẫn chỉ điểm nhiều khâu trong ngành, nghề, công đoạn. Feng tốn 5 năm để lờ mờ nhận ra bức tranh của chuyên viên chứ bọn này mà nhanh trí tí thì độ 3 năm đã bằng feng cày 7 8 năm trong ngành. Không thầy đố mày làm nên là thế. Đừng giữ mindset là feng có thể tự bơi tự leo lên bằng thực lực, đó là dành cho iq to thiên tư vkl thôi, chứ người thường thì không có hướng dẫn sẽ đi rất lâu và phải phụ thuộc kiểu hên xui rất lớn vào những yếu tố ngoại cảnh ẩn mà bản thân không có khả năng nhận thức được.
Thế nên ráng ăn ở tốt để được người ta cưng và chọn môi trường làm việc tốt tí, chứ công ty mà có văn hóa đánh giá năng lực nhân viên dựa trên số bia rượu uống được thì chết.
Vài yếu tố thời đại khiến feng khó làm chuyên viên
Người đông vkl. Cơ hội có nhiêu đó. Market có nhiêu đó. Vị trí bị lấp đầy thì khó kiếm chỗ để feng làm nhiều khâu. Job gia công auto lương rẻ nhiều. Thường thì chỉ có mấy ngành nghề mới hoặc cực kỳ phức tạp ít người (dám) học thì mới còn đất cho feng đi chinh chiến. Còn ngành gì chi tiết thì tôi không biết.
Hệ thống giáo dục feng tham gia không chuẩn. Làm chuyên viên cần rất nhiều kiến thức nền căn bản. Kiến thức nền căn bản đó chưa chắc sẽ giúp feng có biểu hiện xuất sắc nhưng ít nhất cũng cung cấp đủ để feng tồn tại và thỏa mãn những yêu cầu căn bản của nghề.
Sự cùi bắp của feng. miễn bàn. hahaha.
— —
Yêu cầu của thị trường ngày càng cao. Thế nên feng nào mà thấy ngành, công việc, vị trí mà bản thân đang làm có độ khó thấp, yêu cầu kỹ năng ít, dễ bị thay thế thì nên chuẩn bị tinh thần bị đào thải. Thị trường không quan tâm tới lòng tốt, đam mê, nhiệt huyết, cống hiến của mấy feng. Mấy cái đó chỉ matter trên ti vi sách báo thôi. Thị trường rất tàn khốc khi chỉ quan tâm tới khả năng, tài năng, kỹ năng mà feng có thể cung cấp cho thị trường.
Tới đây thì feng có hai lựa chọn căn bản. Thấy nghề còn tiềm năng thì chịu khó mở rộng, lãnh challenge để mở rộng đường lên chuyên viên hoặc chuyên viên cao cấp.
Còn thấy oải oải thì phải coi mò một kênh khác để kiếm thêm một dòng thu nhập khác. Cái thứ hai cũng là cái khó vkl.
— — — — — — — -
tính viết về ý chủ doanh nữa mà hết hơi. Mai chém tiếp.
Ảnh là tôi ko có chuyên môn nghề nghiệp gì đang phải vật lộn với công việc nhàm chán lương bèo ko lối thoát.