Quá trình năng lực
Part 1
Đôi lúc mình hay dựa vào vibe và cá tính nổi bật của 1 người để phân loại người đó theo concepts lục đạo, 7 mối tội đầu, hay thiên long bát bộ. Ngày xưa đọc Thiên long bát bộ của Kim Dung thì mình thấy làm Đoạn Dự thật là sướng, sinh ra đc thuộc loại “thiên tử”, chả phải luyện tập cực khổ, cứ lông bông vô tình/cố tình hút nội lực người khác, chả phải làm gì cũng đc/bị Mãng cổ chu cáp tự chui vào miệng rồi thành bách động bất xâm, rồi thêm dàn harem nữa, rồi về sau thì làm vua. Trong khi đó thì Mộ Dung Phục cố gắng từ nhỏ, cày hết võ công trong thiên hạ, từ bỏ tình yêu sĩ diện nhân phẩm, dùng nhiều thủ đoạn để phục quốc, cuối cùng vẫn thất bại, ko thể có thứ mà Đoàn Dự sinh ra đã có. Thêm 1 tính nổi bật nữa là cứng đầu và kiêu, ví dụ nhỏ nhưng rõ là Mộ Dung Phục muốn làm vua thiên hạ nhưng lại ko chịu học viết tiếng Hán (ko biết nhớ nhầm ko).
Theo hệ thống thiên long bát bộ thì Đoàn Dự là Thiên/deva, đối lập là Mộ Dung Phục là asura, Tiêu Phong là Long/naga, đối lập là Du Thản Chi garuda/ca lâu la. Hư Trúc chắc dạ xoa. Dù sao thì về sau Kim Dung cũng thấy khó lòng giới hạn cá tính của nhân vật trong 1 bộ đc. Con người có đủ thứ cá tính, cá tính nào nổi trội thì còn tùy vào nhận thức bản thân và vai diễn của mình trong đời.
Trong nhiều câu chuyện thì Thiên và Asura thường là cặp nhân vật nổi bật, kiểu Songoku và Naruto là thiên, Ca-đíc và Sasuke là asura. Asura thường có hành vi chống đối (chống đối bản thân, gia đình, xã hội… whatever, tùy ý tác giả). Thử trả lời câu hỏi chẩn đoán tâm lý tự chế này: Nếu bạn của bạn rủ bạn đi dự tiệc (sinh nhật, đám cưới, tiệc cuối tuần…), thì bạn có đi ko? — — — — — —
Trả lời: Mình nghĩ cả tám bộ đều sẽ đi, nhưng với mục đích khác nhau. Thiên sẽ đi vì Thiên là 1 người bạn vui vẻ, tốt bụng, và hạnh phúc. Gandharva sẽ đi vì ham vui. Garuda sẽ đi để tạo social network, ấn tượng của mình thì garuda là con ông cháu cha. Asura cũng sẽ đi, vì tình bạn, nhưng asura sẽ ngồi đó và nghĩ về những thử thách, huấn luyện mà mình có thể làm lúc này thay vì party tốn thời gian.
Bài này là bài dịch. Người viết bài này chắc cũng thuộc loại asura. Mình ko đồng ý nhiều điểm, nhưng hoàn toàn đồng cảm. Dịch chơi để cảm ơn thì đã thông não mình nhiều phần. Và có asura nào có duyên đọc thì… đọc và đồng cảm, ko cần đồng ý, you’re not alone.
— — — — — — — — — — — — — — — — — -
Vào bài
Quá trình năng lực
Con người có 1 nhu cầu (có lẽ là dựa trên sinh lý) gọi là “quá trình năng lực” / “power process”. Nhu cầu này liên quan mật thiết đến nhu cầu sở hữu năng lực/quyền lực (1 thứ mà ai cũng nhận thấy), nhưng 2 nhu cầu này ko hẳn giống nhau. Quá trình năng lực có 4 yếu tố. Trong đó, có 3 yếu tố dễ hiểu là mục tiêu, nỗ lực để đạt mục tiêu, và đạt đc mục tiêu. (mọi người đều cần phải có những mục tiêu, họ phải nỗ lực đạt được những mục tiêu đó, và họ phải thành công trong việc đạt đc ít nhất 1 vài mục tiêu). Yếu tố thứ 4 thì khó định nghĩa hơn và có thể ko cần thiết đối với một số người. Ta gọi nó là sự tự chủ; yếu tố này sẽ đc bàn về sau.
Thử xem xét 1 trường hợp giả định về 1 người có thể có mọi thứ anh ta muốn chỉ bằng việc ước muốn về nó. Con người này có quyền năng/quyền lực, nhưng anh ta sẽ phát triển những vấn đề tâm lý nghiêm trọng. Ban đầu thì anh ta rất là thích thú, nhưng từ từ anh ta sẽ chán và mất tinh thần. Cuối cùng thì anh ta bị depressed. Lịch sử đã cho thấy những nhà quý tộc nhàn nhã thì thường hay suy đồi. Trong khi đó thì những người trở thành quý tộc và duy trì quyền lực bằng cách chiến đấu thì ko gặp phải vấn đề này. Những quý tộc sống trong sung sướng và an toàn, ko phải phát huy bản thân hay nỗ lực, thường trở nên chán nản, dễ tánh, và sa đọa, mặc dù họ có quyền lực. Điều này cho thấy rằng năng lực/quyền lực là ko đủ. Con người cần phải có những mục tiêu đòi hỏi/cho phép họ vận dụng năng lực/quyền lực.
Mọi người đều có mục tiêu; có thể ko cao xa, nhưng ít nhất vẫn là những nhu cầu vật chất của cuộc sống: đồ ăn, thức uống, quần áo, chỗ trú thân. Nhưng những nhà quý tộc nhàn hạ đạt đc những thứ này ko cần nỗ lực. Do đó anh ta chán và sa đọa.
Kết quả của việc ko đạt đc những mục tiêu là cái chết, nếu những mục tiêu đó là nhu yếu vật chất; và sự thất vọng khó chịu, nếu việc ko đạt đc những mục tiêu ko ảnh hưởng đến sự sinh tồn. Thất bại dài tập và xuyên suốt cuộc sống dẫn đến lòng tự trọng thấp và trầm cảm.
Do đó, để tránh những vấn đề tâm lý nghiêm trọng, con người cần phải có những mục tiêu khiến anh ta nỗ lực, và anh ta phải phần nào thành công trong việc đạt đc những mục tiêu.
Hoạt động thay thế
Nhưng ko phải quý tộc nhàn rỗi nào cũng trở nên chán nản và suy thoái. Ví dụ là thiên hoàng Hirohito, thay vì chìm vào chủ nghĩa khoái lạc suy đồi, ông cống hiến bản thân vào môn sinh học đại dương, lĩnh vực mà ông trở nên nổi bật. Khi con người ko phải phát huy bản thân để thỏa mãn nhu yếu vật chất, họ thường tạo ra những mục tiêu nhân tạo. Trong nhiều trường hợp thì họ theo đuổi những mục tiêu này với cùng mức độ năng lượng và cảm xúc mà họ có thể dùng để theo đuổi những nhu yếu vật chất. Do đó, những nhà quý tộc Roman có nghệ thuật ăn nói văn vở; nhiều quý tộc châu u vài thế kỷ trước đầu tư khoảng lớn thời gian và năng lượng vào việc đi săn, mặc dù họ chắc hẳn ko thiếu thịt; những nhà quý tộc khác thì cạnh tranh địa vị và phô trương tài sản; và một số quý tộc, như Hirohito, hướng đến khoa học.
Chúng ta dùng từ “hoạt động thay thế” để chỉ những hoạt động hướng đến những mục tiêu nhân tạo mà con người tự tạo ra cho bản thân, chỉ vì họ cần có 1 mục tiêu để theo đuổi, hay nói cách khác, chỉ vì “sự thỏa mãn”/”fulfillment” mà họ đạt đc khi theo đuổi mục tiêu đó. Đây là nguyên tắc đầu tiên của việc nhận dạng những hoạt động thay thế. Khi 1 người dành nhiều thời gian và năng lượng để theo đuổi mục tiêu X, hãy tự hỏi: nếu anh ta phải dành phần lớn thời gian và năng lượng để thỏa mãn những nhu yếu vật chất, và nếu nỗ lực đó đòi hỏi anh ta phải sử dụng khả năng vật lý và tinh thần một cách đa dạng và lý thú, liệu anh ta sẽ thấy thiếu thốn 1 cách trầm trọng nếu anh ta ko đạt đc mục tiêu X? Nếu câu trả lời là không, thì hành vi theo đuổi mục tiêu X của người đó là 1 hoạt động thay thế. Việc nghiên cứu sinh học biển của Hirohito rõ ràng là 1 hoạt động thay thế, bời vì khá chắc chắn rằng nếu Hirohito đã phải dành thời gian vào những hoạt động ko-phải-khoa-học nhưng lý thú để mưu cầu nhu yếu cuộc sống, thì ông ta cũng sẽ ko cảm thấy thiếu thốn vì ông ta ko thể biết hết đc cấu trúc cơ thể và vòng đời của các loài sinh vật biển. Mặt khác, sự theo đuổi tình dục và tình yêu ko phải là hoạt động thay thế, bởi vì với hầu hết mọi người, dù sự tồn tại của họ có phần thỏa mãn, cũng sẽ cảm thấy thiếu thốn nếu họ sống mà chưa bao giờ có một mối quan hệ với 1 người khác giới. (nhưng việc theo đuổi tình dục 1 cách quá độ, hơn mức mà 1 người thực sự cần, có thể là một hoạt động thay thế
Trong xã hội hiện đại, chỉ một nỗ lực nhỏ cũng đủ để thỏa mãn nhu yếu vật chất của 1 con người. Tham gia 1 khóa huấn luyện, học 1 số kỹ thuật lặt vặt, sau đó thì đi làm theo giờ và nỗ lực 1 cách rất tàn tàn… nhiêu đây là đủ để giữ một công việc. Những yêu cầu chỉ đơn giản là một trí thông minh trung bình, và hơn hết là, SỰ V NG LỜI. Nếu 1 người có những yếu tố này, xã hội sẽ chăm sóc cho người đó từ lúc nằm nôi cho đến lúc nằm trong quan tài. (vâng, có tầng lớp người nghèo ko thể xem nhẹ vấn đề nhu yếu vật chất, nhưng chúng ta đang nói đến phần đại trà của xã hội). Do đó, ko có gì đáng ngạc nhiên khi xã hội hiện đại tràn lan những hoạt động thay thế. Những hoạt động này bao gồm, hoạt động khoa học, thể thao, nhân đạo — nhân quyền, văn hóa và nghệ thuật, theo đuổi chức vị trong các tập đoàn, gom góp thật nhiều tiền và tài sản vật chất nhiều đến mức chúng chẳng còn đem lại thêm tí thỏa mãn vật chất nào, và hoạt động xã hội khi nó chẳng dính líu gì đến bản thân nhà hoạt động, ví dụ là nhà hoạt động người da trắng đấu tranh cho quyền lợi của người da màu. Những hoạt động này ko thuần túy là hoạt động thay thế, bởi vì chúng có thể đc thúc đẩy bởi những nhu cầu khác hơn là bởi nhu cầu ‘có một mục tiêu để theo đuổi’. Hoạt động khoa học có thể đc thúc đẩy phần nào bởi tham vọng và danh tiếng; sáng tạo nghệ thuật đc thúc đẩy bởi nhu cầu thể hiện cảm xúc. Nhưng với hầu hết mọi người theo đuổi, những hoạt động này phần lớn vẫn là hoạt động thay thế. Ví dụ, phần lớn các nhà khoa học có lẽ sẽ đồng ý rằng “sự hài lòng”/”fulfillment” đến từ công việc của họ quan trọng hơn là tiền và danh tiếng mà họ nhận đc.
Với nhiều người, nếu ko muốn nói là hầu hết mọi người, hoạt động thay thế ko thỏa mãn bằng việc theo đuổi những mục tiêu thật (đó là, những mục tiêu mà con người vẫn sẽ muốn theo đuổi dù cho nhu cầu “quá trình năng lực” của họ đã được thỏa mãn). Một ví dụ cho sự thật này là, trong nhiều hoặc hầu hết trường hợp, những người chuyên tâm theo đuổi những hoạt động thay thế ko bao giờ thỏa mãn, ko bao giờ dừng lại. Người kiếm tiền liên tục kiếm nhiều và nhiều hơn. Nhà khoa học tìm cách giải quyết hết vấn đề này đến vấn đề khác. Vận động viên chạy đường dài luôn tìm cách chạy xa và nhanh hơn. Nhiều người theo đuổi hoạt động thay thế sẽ nói rằng họ cảm thấy thỏa mãn hơn nhiều từ những hoạt động này, thay vì từ những hoạt động “tầm thường” thỏa mãn nhu cầu sinh học, nhưng đó là do nỗ lực cần thiết để thỏa mãn nhu cầu sinh học đã bị giảm tải thành mức ko đáng kể. Quan trọng hơn, trong xã hội của chúng ta, mọi người ko thỏa mãn nhu cầu sinh học MỘT CÁCH TỰ CHỦ, nhưng bằng cách hoạt động như 1 phần của một cỗ máy. Trái ngược với điều này, mọi người thường có rất nhiều sự tự do/tự chủ khi theo đuổi hoạt động thay thế của họ.