Cà phê Rubicon*

Đại Việt
12 min readMay 1, 2021

Ngày 15 tháng 3 năm 2021

(Edit: bài này không phải của tác giả, chỉ là chọn lọc và tổng hợp từ các trao đổi giữa tác giả với người kia, mọi người có thể uống tạm chờ tác giả quay trở lại, tạm gọi là cà phê Rubicon, xin để dấu hoa thị bên cạnh để phân biệt với cà phê do tác giả viết)

Cà phê Rubicon*

- Tại sao nói người đi nhà thờ Catholic thờ Caesar chứ không thờ Jesus?

Trước hết, nên làm rõ vấn đề. Có hai Caesar trong lịch sử. Một là Julius Caesar, người chinh phục xứ Galle là nước Pháp bây giờ, và người kia là cháu của ông, người tiêu diệt Mark Antony, Mark Antony là thuộc tướng của Julius Caesar. Sau khi viện nguyên lão đâm chết Caesar thì Mark Antony và một số thế lực khác tranh giành nhau, Mark Antony bỏ chạy về Ai Cập, cưới Cleopatra, người cháu của Caesar là Octativian tiêu diệt các thế lực khác, xử lý luôn Mark Antony, trở thành hoàng đế của Rome. Octavian lấy tên của chú, cũng là Julius Caesar, nhưng để phân biệt, sử gia viết về ông thường viết là Octavian. Caesar trong kinh thánh nhắc tới ở câu thoại nổi tiếng của Caesar là ám chỉ Hoàng Đế La Mã, lúc bấy giờ tên là Tiberius. Tiberius là một Hoàng Đế La Mã keo kiệt, không có tài năng như Julius Caesar, hay Augustus Caesar. Sử gia đều đánh giá Tiberius không mấy tốt đẹp. Trong Kinh Thánh vào thời điểm đó, Tiberius chỉ là con nuôi, nhưng kế thừa ngôi vị Hoàng Đế La Mã, nên gọi ông luôn là Caesar. Vậy, hãy gọi Caesar danh tiếng đầu tiên là Caesar, và cháu ông là Octatvian để phân biệt.

Caesar xuất thân trong một gia đình quý tộc sa sút ở La Mã, lúc vừa trưởng thành thì ông được lựa chọn làm thầy tư tế ở đền thờ thần Jupyter (Zeus). Rất nhiều giai thoại sau này người sau đều cố tình gán ghép ảnh hưởng thần thánh của Jupyter lên các thành tựu của Caesar và cháu của ông là Octavian. Lúc Caesar còn nhỏ, xảy ra một số sự biến tranh đoạt ở Rome, gia đình ông bị tước hết tài sản, và các đặc quyền, nên con đường binh nghiệp là con đường duy nhất mà Caesar có thể tìm hy vọng có một chỗ đứng ở Rome.

Nếu để ý tượng bán thân của ông, sẽ thấy mắt ẩn dưới xương chân mày, người có tướng tương tự là Putin hay Donald Trump. Những người xương mày gồ cao, mắt ẩn dưới xương mày là những người có khả năng suy tính rất xa. Putin rất nổi tiếng về chuyện để cho thuộc tướng Medvedev lên làm Tổng Thống, thay mình sửa hiến pháp, tăng thời hạn Tổng Thống lên 6 năm, sau đó rút lui, nhường lại vị trí Tổng Thống cho Putin. Putin là người tính rất xa, deal được với Putin chỉ có Donald Trump, Obama chỉ là một gã “oắt con” ngang cơ với Medvedev.

Caesar làm thuộc tướng của Grassus, một viên tướng bất tài của Rome. Trong chiến dịch tiêu diệt phiến loạn Spartacus, Caesar đã chứng minh được khả năng tác chiến của mình. Quân của Grassus tiêu diệt được quân chủ lực của Spartacus là cũng nhờ tài năng của Caesar. Grassus về Rome để nhận công, thì một viên tướng khác là Pompey đã về trước và cướp công trước viện nguyên lão. Điều này tạo ra căng thẳng về sau giữa hai thế lực, một là Grassus, và hai là Pompey. Căng thẳng tới độ nếu không được giải quyết, sẽ có một cuộc nội chiến xảy ra ở Rome. Caesar lúc này nhận ra cơ hội của mình, đứng ra dàn xếp với Grassus và Pompei. Ông hứa rằng nếu như hai vị tướng có thế lực nhất thành Rome ủng hộ ông làm Consul (tạm dịch là Lãnh Sự, lúc đó Rome theo thể chế Cộng Hòa, đứng đầu viện Nguyên Lão là Consul, chứ không có Hoàng Đế), ông sẽ dàn xếp cho họ có những gì họ muốn. Nhờ vậy, Rome tránh được một cuộc nội chiến, Caesar dùng tới các thế lực hắc bạch khác nhau trong thành Rome để đe dọa các nguyên lão ủng hộ kế hoạch của mình. Nhờ vậy, Grassus và Pompey tin tưởng, ông có rất nhiều thương vụ làm ăn ở Rome, và theo đó trở nên giàu có.

Chỉ có điều, Grassus và Pompey cũng khó chịu với thế lực ngày càng mạnh của Caesar, nên quyết định đẩy ông đi. Hai người bàn tính cho Caesar nhận chức Toàn Quyền (governor) ở một nơi nào đó, xa khỏi Rome. Caesar biết rằng mình không thể đấu lại hai vị tướng này ở thành Rome, binh quyền trong tay họ, nên ông chọn xứ Galle. Về xứ Galle, Caesar bắt đầu gầy dựng quân đội, ông đánh chiếm các bộ lạc nhỏ, cướp bóc các nơi, chiến thuật của ông là bẻ đũa từng chiếc, gầy dựng và tôi luyện được một đạo quân hết sức thiện chiến.

Trận chiến Alesia chứng minh được tài năng cùng sự quyết đoán của Caesar. Trong khi Caesar liên tục chiến thắng trên lãnh thổ Pháp bây giờ, tin tức về Rome càng lúc càng làm cho Grassus và Pompei nhận ra sai lầm của mình, thả hổ về rừng. Grassus tập hợp quân đội, tiến đánh xứ Parthia, vì không muốn để cho danh tiếng của Caesar lấn át mình tại Rome. Chinh phục xứ Parthia không dễ, Grassus thất bại và bị giết chết. Quyền lực tại Rome rơi vào tay Pompei. Lúc Caesar chinh phục được toàn bộ xứ Galle, ông đối diện với một trận chiến ác liệt hơn ở quê nhà.

Trái ngược với sự hồ hơi của dân thành Rome, Pompey thuyết phục được viện nguyên lão rằng Caesar đã đi ngược lại các luật lệ của nền Cộng Hòa, tự ý xâm lược xứ Galle, gầy dựng quân đội, cướp bóc tài nguyên mà không cân nhắc ý kiến của Rome, vì lẽ đó, Caesar phải về Rome chịu tội. Tin tới tai Caesar, ông suy nghĩ rất nhiều ngày trên đường tiến quân về Rome. Trên đường trở về Rome, có một dòng sông tên là Rubicon. Theo luật lệ của nền Cộng Hòa La Mã thời đó, Caesar không được phép đưa quân đội của mình vượt sông Rubicon — đây là một lằn ranh rất quan trọng. Nếu như ông vượt sông, xem như là ông chính thức phát động chiến tranh xâm lược, cũng có nghĩa là phạm vào một trọng tội, lớn hơn hẳn tội mà Pompey định ra cho ông. Khi dừng chân ở Rubicon, ông đối diện với hai lựa chọn.

1. Một mình trở về Rome, chấp nhận bị Pompey sỉ nhục, mức án phải đối diện bất luận công trạng chinh phục xứ Galle rộng lớn là bị tước hết binh quyền. Không làm bất cứ nhiệm vụ gì nữa.

2. Vượt sông Rubicon, và khai chiến với Rome.

Nếu chọn 1, ông chắc chắn chết. Nếu chọn 2, ông chưa chắc đã chết.

Hơn nữa, Pompey không phải là đối thủ của ông, đã gần 10 năm ở Rome, không còn chinh chiến gì nữa, lực lượng quân đội mà Pompey có lúc đó chỉ để giữ trật tự ở Rome, không đủ khả năng đối địch với đội quân hết sức thiện chiến mà Caesar đang có.

Thế là Caesar vượt sông Rubicon, chính thức khai chiến với Pompey và viện nguyên lão. Đây là điển tích Rubicon rất nổi tiếng. Hãng xe Jeep lấy điển tích này đặt tên cho lựa chọn tốt nhất ở mỗi phân khúc xe, ví dụ Wrangler Rubicon là một loại xe việt dã off-road rất nổi tiếng.

Trong tâm hồn người ý, Rubicon đã trở thành biểu tượng huyền thoại của sự táo bạo, người tạo ra biểu tượng đó là Caesar.

Biết tin Caesar vượt Rubicon, Pompey chạy về Hy Lạp cùng viện nguyên lão, bỏ lại Rome, Rome sau đó trở thành một thành bang hỗn loạn bởi đám băng đảng. Pompey muốn tập hợp lực lượng ở Hy Lạp, Caesar không còn cách nào khác, vì một khi Pompey tập hợp được lực lượng đông đảo ở các nơi, lại thêm thời gian huấn luyện, quân đội của ông dẫu có thiện chiến tới đâu, cũng không cách nào tử thủ ở Rome.

Caesar không về Rome, đuổi theo Pompey. Gặp nhau ở Hy Lạp, quân đội ít ỏi thiện chiến của Caesar đánh Pompey với lực lượng đông gấp đôi tơi tả. Pompey chạy tới Ai Cập. Caesar gửi Mark Antony, người thân tín của mình về Rome tái lập trật tự, một mình ông mang một nửa quân đội tới Alexandria, phải diệt cho được Pompey. Tuy vậy, ở Ai Cập, Ptolemy đang có nội chiến. Vị vua này trước đây có nợ Pompey một ân huệ lớn, chỉ có điều, Ptolemy biết được rằng Caesar là một tướng tài, Pompey không có khả năng đương đầu, hơn nữa Ptolemy cũng có toan tính của riêng mình. Mấu chốt là ông cần Rome giúp đỡ. Nên Ptolemy chặt đầu Pompey giao cho Caesar. Caesar từ chối giúp Ptolemy khi thấy đầu của Pompey. Ptolemy bèn giam lỏng Caesar, hy vọng ông sẽ đổi ý. Về sau Cleopatra xuất hiện, giải thoát cho Caesar.

Cleopatra rất thông minh, nhan sắc hiếm có vào dạo đó, Caesar chinh chiến nhiều năm, ít gần nữ sắc, nay rơi vào lưới tình. Ông ở lại giúp cho Cleopatra. Ai cập nhờ Caesar bắt đầu ổn định trở lại. Lúc này tin không vui từ Rome tới tai Caesar, Mark Antony là tướng tài, nhưng không có khả năng quản trị, thành Rome hoa lệ ngày nào giờ hết sức hỗn tạp, du đảng khắp nơi, dịch bệnh, người xin ăn khắp phố, kho lẫm trống rỗng. Caesar đành phải quay về, mang theo lượng lớn chiến lợi phẩm từ Galle, và từ Ai Cập.

Về lại Rome, Caesar không trả thù viện nguyên lão đã phản bội mình. Ông tha thứ cho họ, đổi lại, họ trao cho ông quyền năng của độc tài trong vòng 10 năm. Nghĩa là ông có thể thông qua bất kỳ điều luật gì miễn là ông thấy có lợi cho Rome. Nhờ vậy, rất nhiều việc trong thời gian ngắn, từ xây dựng lại hệ thống đường ống nước, đấu trường, kho lương thực dự trữ, an ninh… mọi thứ ở Rome dần khởi sắc trở lại. Uy tín của Caesar lớn hơn bao giờ hết. Viện Nguyên Lão ban đầu còn hợp tác, về sau, họ càng lúc càng thấy quyền lực và uy tín của Caesar quá lớn, ảnh hưởng trực tiếp tới rất nhiều quyền lợi của họ, sự bất mãn càng lúc càng lớn dần, khi Cleopatra xuất hiện ở Rome, mang theo con trai ông.

Điểm mấu chốt là ở chỗ này, và đây là điều quan trọng làm nên góc nhìn “Caesar trong tâm hồn người Catholic”, Caesar bắt đầu nghĩ tới di sản của mình. Ông đứng trước cơ hội đi vào lịch sử như một Hoàng Đế La Mã vĩ đại, bởi vì Viện Nguyên Lão kia không có ông thì không thể nào tạo ra một đế chế huy hoàng ở Rome như ông. Hơn nữa, hậu duệ của ông có thể là Hoàng Đế Ai Cập, nay có thêm cả Rome, ông đứng trước một cơ hội mở ra một kỷ nguyên rất quan trọng. Nên Caesar quyết định không trả lại quyền lực cho viện nguyên lão, ông muốn giữ lấy quyền lực độc tài của mình vĩnh viễn. Ông bắt đầu mặc áo Toga màu tím, màu của Vương Quyền Rome trước kia.

Lúc này thì Viện Nguyên Lão chịu không nổi nữa, họ quyết định tự mình ra tay với ông, dẫn tới vụ ám sát đầy tai tiếng trong lịch sử. Caesar bị viện nguyên lão đâm cả thảy 27 nhát.

Sau khi Caesar chết, xác ông mang đi diễu phố, mọi tầng lớp người ở Rome bắt đầu tiếc thương ông, vì nhờ ông mang lại trật tự và huy hoàng cho thành Rome. Một người lính xuất thân thấp kém, đi lên nhờ chinh chiến bao nhiêu năm. Ông là biểu tượng của Jupyter (Zeus) trong lòng người dân thành Rome. Sau khi Caesar mất đi, thành Rome trở nên hỗn loạn vì không một ai đủ uy tín để thiết lập lại trật tự. Liên tục các tướng lĩnh xung đột nhau, mãi về sau, cháu của Caesar là Octavian sau khi đã tiêu diệt được Mark Antony. Octavian từ kinh nghiệm của Caesar, không bao giờ rời xa cấm vệ quân (Praetorian) khi đối diện với Viện Nguyên Lão, và từ đó, Octavian, cộng với thiên tài của Cicero trợ giúp, trở thành cái tên Vĩ đại chỉ sau Julius Caesar trong lịch sử La Mã, lãnh thổ Đế Quốc La Mã phát triển tới cực đại trở về sau.

Tất nhiên, khi tua nhanh một chút, cho tới thời La Mã suy yếu, đức tin trung tâm của người La Mã là Jupyter, và Caesar, chính là hóa thân của Jupyter mang lại huy hoàng cho người La Mã. Sau này, khi đế chế suy bại, đức tin này vẫn còn, nhưng đứng trước sự đe dọa nghiêm trọng qua các đợt chiến tranh, dịch bệnh, và sự dịch chuyển đức tin của dân chúng tầng lớp thấp kém vào Jesus. Nên lớp người còn lưu giữ kỹ thuật tuyên truyền và kỹ trị trước đó tạo dựng lên một đức tin, du nhập từ phương Đông, cải biến rất nhiều phương diện, cắt gọt từ hình ảnh, giáo lý,… nên cái mà ta thấy hiện nay chính là đức tin Catholic.

Có sự tương đồng kỳ lạ giữa cách tạo hình Jesus và Jupyter, trong khi Jesus, hay nói đúng hơn là Yeshua thực tế thì không có hình ảnh như thế.

Điểm kỳ lạ thứ hai là cái tên Christ. Hiện nay, các giải thích chấp nhận rộng rãi là Christ bắt nguồn từ cách gọi Messiah, là một phiên bản biến dị về ngôn ngữ. Messiah hay Machiach trong tiếng Hebrew lại trùng hợp kỳ lạ với cách gọi Phật Di Lặc — Meytrak. Thêm vào đó, trong thần thoại Hindu lại có một vị thần rất nổi tiếng, là Krishna. Vị thần Krishna này, là đấng toàn năng trong hình hài một đứa trẻ, có rất nhiều hóa thân khác nhau. Thêm bằng chứng cho thấy Jesus trước khi về lại xứ đã đi “du học” ở phía đông, sau khi thụ nạn, ông bỏ lên xứ Kashmir sống cho tới khi qua đời.

Nên có thể nói rằng, Jesus trong quá khứ, rất khác với phiên bản Jesus mà dân Công Giáo dựng lên.

Và kỳ thực, dân Công Giáo dựng lên một biến thể của Zeus. Để bảo vệ cho phiên bản biến thể đó, nhà thờ Catholic dựng lên các bức tường tư tưởng, tù hãm tâm hồn Âu Châu vào đó. Mãi cho tới sự xuất hiện của Martin Luther.

Thành ra, tâm hồn Caesar chính là tâm hồn Jupyter, và kỳ tình, người Ý chưa bao giờ từ bỏ các vị thần của mình. Cách thờ phượng, phong thánh, … hết thảy đều không hề theo đường lối Jesus để lại cho người sau. Nên nói tâm hồn Caesar cũng chính là nói tới tâm hồn của nhà thờ Catholic, một khi suy yếu, nó mượn quang huy của người tu Phật là Jesus. Tới khi hùng mạnh, nó quay đầu lại, nắm giữ quyền lực thế tục của nó như cách mà Caesar nắm giữ quyền lực của mình.

Nhà thờ Catholic liên tục có sự thỏa hiệp như vậy, lúc cực thịnh, các Giáo Hoàng không từ mọi thủ đoạn chính trị, đàn áp, hưởng lạc,.. lúc suy yếu, nó thỏa hiệp. Ta thấy Từ Pius thỏa hiệp với Phát Xít Đức, tới Francis bây giờ thỏa hiệp với Trung Cộng,… hết thảy đều là bóng dáng của một Caesar — một thầy tư tế đền Jupyter hết sức mưu lược năm xưa.

Carl Jung nói tâm hồn người đi nhà thờ Catholic có một Caesar ngự trị, chính là hình ảnh đó, hết sức phức tạp.

(Edit: đây là trao đổi với người Catholic, sau trao đổi này họ đã block nick Andrew. Bài này không phải của tác giả, nhưng tất cả các đoạn văn đều là từ ý của tác giả. Jesus Christ hay Zeus + Krishna là một suy nghĩ rất táo bạo của họ, xin không dám bàn, mỗi người có một hành trình tâm linh riêng. Bất kỳ ai trong đời, dẫu hiểu biết tới đâu, cuối cùng cũng sẽ đi tới một nơi mà hiểu biết của họ không thể giúp họ nữa, buộc phải “take a leap of faith”, buộc phải “tin” là thật. Nietszche tin rằng không có thần thánh gì hết, ông nhảy xuống, và “chết” rất thương tâm. Ở một nơi khác, Jasper tin rằng có Thượng Đế, Dostoievsky tin rằng có Thượng Đế, nên họ nhảy, và kết quả đối với họ thế nào, có lẽ tự họ biết. Dostoievsky qua tác phẩm của mình, miêu tả rất rõ vì sao chính người đi nhà thờ Catholic sẽ đưa chúa Jesus lên giàn hỏa nếu gặp lại ông lần nữa. Câu trả lời rất đơn giản, họ không tôn thờ một Jesus chân chính trong lịch sử, mà họ tôn thờ Caesar — thầy tư tế đền thờ Jupyter)

--

--

Đại Việt

Một kẻ lang thang trên biển rộng trời cao. Viết cho bản thân và gia đình tôi. Anchor: https://anchor.fm/mikael-lee